Nguồn gốc phát triển của in lụa
In trên lụa được phát minh từ rất lâu, cách đây hơn 1000 năm người ta đã phát minh ra cách sao chép hình ảnh lên chất liệu bằng cách căng vải lên khung gỗ. Tiếp theo, vào những năm 1870, các nhà nghiên cứu ở Pháp và Đức đã phát minh ra cách sử dụng vải lụa để tạo ra mạng in. Giúp tạo bản sao trên các bề mặt khác một cách nhanh chóng và đồng bộ.
Tìm hiểu in lụa là gì và nguyên lý, quy trình in
Tiếp theo, vào năm 1907, Samuel Simon đã phát minh ra quy trình làm lưới từ sợi tơ.
Năm 1914 John Pilsworth đã phát triển quy trình in lụa nhiều màu và nó lần đầu tiên được sử dụng ở San Francisco, California. Đây là một cột mốc phát triển quan trọng cho đến nay.
Nguyên lý của kỹ thuật in lụa
In lụa dựa trên nguyên lý thấm mực, mực được đổ vào lòng khung bằng gỗ hoặc hợp kim, đáy của khuôn là lưới in được làm bằng tơ lụa hoặc các chất liệu như ta đã đề cập bên trên.
Mực được gạt qua bằng một lưỡi dao cao su, dưới áp lực của dao gạt sẽ làm cho một phần mực in được thấm qua lưới in và bám lên vật liệu in đã chuẩn bị trước đó tạo thành hình ảnh hoặc chữ. Trước khi mực in được thấm qua, một phần lưới in đã được bịt kín bởi các hóa chất chuyên dùng để tạo hình in.
Nguyên lý in lụa mực được gạt qua lưới in sau đó bám vào chất liệu in.
Kỹ thuật này được áp dụng trên rất nhiều vật liệu cần in như vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, nilon, một số sản phẩm được làm từ kim loại, mica, gỗ hay giấy… Để tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ hay các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày đặc biệt là các sản phẩm được đưa ra thị trường để kinh doanh.
Các loại in lụa phổ biến
Dựa vào đặc điểm người ta có thể phân loại in nhựa theo các cách dưới dây.
Phân loại theo cách dùng dụng cụ in lụa
- In lụa trên bàn in thủ công sử dụng máy in lụa thủ công.
- Làm khuôn in lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác.
- In lụa trên máy in tự động.
Phân loại theo hình dạng khuôn in
- In dùng khuôn lưới phẳng.
- In dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay.
máy in lụa tròn thủ công và tự động
Phân loại theo phương pháp in
- In trực tiếp: In trên sản phẩm có màu nền trắng hoặc những màu nền nhạt chúng không ảnh hưởng đến màu in.
- In phá gắn: In trên sản phẩm có nền màu nhưng mực in phải đảm bảo phá được màu của nền và gắn được màu cần in lên sản phẩm.
- In dự phòng: In trên sản phẩm có màu nhưng không thể dùng kiểu in phá gắn được.
Quy trình in lụa
Quy trình in lụa bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị khung và pha keo: Khung có thể được làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm đã được rửa và phơi khô sạch sẽ, khung có thể có nhiều hình dạng khác nhau tuy nhiên đa số được sử dụng là khung hình chữa nhật.
Bước 2: Chụp bản.
Bước 3: Pha mực: Mực in cần phải được chuẩn bị thật kỹ đặc biệt phải phù hợp với từng chất liệu được in.
Bước 4: In thử và canh tay kê: Bạn cho mực lên máng để quét lên lưới chú ý quét đều 2 mặt rồi sấy thật khô thật khô tiếp tục dán phim lên mặt ngoài của lưới, lấy băng dính dán 4 góc lại, lấy tấm kính để ép phim vào lưới và đem đi phơi dưới ánh sáng mặt trời trong vòng 3 phút hoặc dùng máy phơi, sau đó bạn có thể kiểm tra sản phẩm của mình.
Bước 5: In hàng loạt: Đánh giá chất lượng của bản in thử thấy sản phẩm đạt được các tiêu chí cần thiết thì bạn bắt đầu tiến hành in hàng loạt.
Bước 6: Rửa khung: Sau khi phơi xong bạn gỡ phim ra thì đem khung đi rửa thật kỹ để chuẩn bị cho lần in sau.
- tìm hiểu mực in (16.09.2024)
- In Màu Dạ Quang (In áo thun, In áo Polo,...) (06.09.2024)
- In Nổi (In áo thun, In thời trang,...) (06.09.2024)
- In Mực Dẻo (In lụa, In áo thun,...) (06.09.2024)
- In Silicone (In áo thun, áo Jacket, áo Polo,...) (06.09.2024)
- In Hình Ảnh Chụp (In lụa, in áo thun,...) (06.09.2024)
- IN LỤA CAO THÀNH (05.09.2024)
- Vải in chuyển nhiệt là gì ? Những điểm nổi bật của công nghệ in chuyển nhiệt (05.09.2024)
- Vì sao những sự kiện công ty tổ chức lại sử dụng áo thun đồng phục làm quà khuyến mãi cho khách hàng (20.08.2019)
- Đừng bỏ qua 3 vấn đề sau trước khi tiến hành may đồng phục cho công ty (20.08.2019)